Experienced E-commerce Agency for Magento/ Adobe Commerce/ Shopify/ Shopware Development

Hướng dẫn bán hàng trên Shopify cho người mới bắt đầu (2024)

Bạn có bao giờ ao ước có thể tự làm chủ và xây dựng một doanh nghiệp thương mại điện tử thành công? Nếu vậy, bạn không phải là người duy nhất! Ngày nay, internet đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho những ai muốn bán hàng trực tuyến.

Tuy nhiên, xây dựng một cửa hàng trực tuyến sinh lời lại không hề đơn giản, đặc biệt nếu bạn chưa có kinh nghiệm.

Vậy phải làm thế nào để có thể mở một cửa hàng thương mại điện tử online thành công khi chỉ là người mới bắt đầu?

Đừng lo lắng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về cách bán hàng trên Shopify mà không cần bất kỳ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này.

Cùng bắt đầu ngay hành trình trở thành chủ shop thành công nhé!

Nội dung chính

Tại sao nên bán hàng trên Shopify?

Ở bài viết trước, chúng tôi đã giải thích Shopify và các thông tin cơ bản về nền tảng này. Theo đó:

  • Shopify chiếm khoảng 20% thị phần trong số các website thương mại điện tử toàn cầu vào năm 2023.

  • Doanh thu của Shopify đã tăng từ 673 triệu USD năm 2017 lên đến 7 tỷ USD năm 2023, cho thấy sự tin tưởng và sử dụng rộng rãi của người dùng trên toàn thế giới.

  • Tính đến tháng 9/2023, Shopify có gần 5 triệu cửa hàng hoạt động trên toàn cầu, trong đó có nhiều cửa hàng từ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Những con số trên đã chứng minh rằng Shopify là một nền tảng phổ biến và đáng tin cậy. Ngoài ra, Shopify còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các nền tảng khác.

  • Giao diện thân thiện, dễ dàng cho người mới bắt đầu và không yêu cầu nhiều kỹ thuật

  • Nhiều mẫu thiết kế miễn phí, chuyên nghiệp

  • Hỗ trợ tiếng Việt và các ngôn ngữ khác

  • Tích hợp nhiều cổng thanh toán như PayPal, Stripe, VNPay, v.v.

  • Nhiều tính năng marketing & SEO

  • Hỗ trợ khách hàng 24/7

  • Khả năng tích hợp linh hoạt với bên thứ ba

Hướng dẫn bán hàng trên Shopify cho người mới bắt đầu

Sau khi lựa chọn được mô hình kinh doanh cho mình, bạn sẽ cần phải thực hiện nhiều bước sau đó để có thể đưa mô hình của mình đi vào hoạt động. Hãy theo dõi chỉ dẫn dưới đây thật cẩn thận để có hướng đi thành công cho riêng mình nhé.

1. Nghiên cứu thị trường

Khi nghiên cứu thị trường, bạn cần phải xác định đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu và nhu cầu sử dụng sản phẩm đó như thế nào. Hãy nghiên cứu tình hình bán hàng ở cả các nền tảng khác như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… để đánh giá nhu cầu và, tính cạnh tranh cũng như giá cả của sản phẩm mà bạn đang muốn bán.

Để quá trình phân tích thành công, bạn nên đặt ra một số câu hỏi như:

Mặt hàng mình muốn bán có ai đang bán không? Doanh thu của người bán hàng đó như thế nào?

Ví dụ: Bạn muốn bán áo thun in hình theo yêu cầu. Bạn tìm kiếm trên Shopee và thấy có nhiều cửa hàng bán áo thun in hình với mức giá từ 50,000 VND đến 200,000 VND. Một số cửa hàng có doanh thu rất cao với hàng ngàn đơn hàng mỗi tháng. Bạn cần phân tích các yếu tố như: hình ảnh sản phẩm, mô tả sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, chính sách giao hàng và đổi trả của họ.

Số lượng các doanh nghiệp có chung sản phẩm trong khu vực mục tiêu của bạn có khoảng bao nhiêu?

Ví dụ: Nếu bạn muốn bán sản phẩm cho thị trường Đà Nẵng, hãy xem có bao nhiêu cửa hàng đang bán áo thun in hình tại đây. Bạn có thể sử dụng Google Maps để tìm các cửa hàng vật lý và các nền tảng trực tuyến để tìm các cửa hàng online. Hãy ghi chép lại số lượng cửa hàng, vị trí của họ và quy mô kinh doanh.

Khách hàng mua được sản phẩm này khoảng bao nhiêu tuổi, giới tính như nào, ngành nghề và thu nhập ra sao?

Ví dụ: Nếu bạn muốn nhắm đến đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, bạn cần xác định độ tuổi từ 15-25, thường là nữ giới yêu thích thời trang cá tính và sáng tạo. Thu nhập của họ thường không cao, vì vậy bạn cần đưa ra mức giá hợp lý và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Bạn có thể khảo sát trực tuyến hoặc thực hiện các cuộc phỏng vấn nhỏ với nhóm đối tượng này để hiểu rõ hơn về sở thích và thói quen mua sắm của họ.

Trong khu vực bán hàng thì có nhu cầu dùng sản phẩm không? Chỉ khi có cầu thì mới có cung, hãy tìm hiểu thật kỹ yếu tố này để có chiến lược kinh doanh hợp lý.

Ví dụ: Bạn muốn bán áo thun in hình cho thị trường Đà Nẵng. Bạn có thể tham gia các nhóm Facebook, diễn đàn trực tuyến liên quan đến thời trang và hỏi ý kiến mọi người về nhu cầu và sở thích của họ. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như Google Trends để xem xu hướng tìm kiếm về “áo thun in hình” tại Đà Nẵng trong thời gian gần đây.

Sau khi giải quyết được các câu hỏi kể trên, bạn dễ dàng hiểu và đưa ra định hướng phát triển phù hợp với công ty mình.

2. Tìm hiểu kỹ cách vận hành, quản lý qua Shopify

Shopify là nền tảng được xây dựng để doanh nghiệp có thể kinh doanh hiệu quả. Các ứng dụng và công cụ hỗ trợ cho bạn rất nhiều. Do vậy, một bí kíp để bán hàng tốt thông qua Shopify đó là hiểu công cụ cũng như cách vận hành, quản lý qua nền tảng này.

Bước 1: Làm quen với bảng điều khiển Shopify (Shopify Dashboard)

Trên giao diện chính, bạn sẽ thấy các mục như sau:

Làm quen với bảng điều khiển Shopify (Shopify Dashboard)

  • Orders (Đơn hàng): Quản lý các đơn đặt hàng của khách hàng. Bạn có thể xem chi tiết đơn hàng, xử lý đơn hàng và cập nhật trạng thái.

  • Products (Sản phẩm): Thêm mới, chỉnh sửa và quản lý các sản phẩm. Đây là nơi bạn cập nhật thông tin sản phẩm, giá cả và quản lý hàng tồn kho.

  • Customers (Khách hàng): Quản lý thông tin khách hàng, theo dõi hành vi mua sắm và lịch sử giao dịch.

  • Content (Nội dung): Quản lý metaobjects và files để tạo cấu trúc dữ liệu tùy chỉnh và nội dung đa dạng.

  • Finances (Tài chính): Quản lý các giao dịch tài chính, bao gồm doanh thu, phí giao dịch và số dư tài khoản.

  • Analytics (Phân tích): Xem các báo cáo chi tiết về doanh số bán hàng, lưu lượng truy cập và hiệu suất chiến dịch tiếp thị.

  • Marketing (Tiếp thị): Tạo và quản lý các chiến dịch tiếp thị, bao gồm email marketing và quảng cáo trên mạng xã hội.

  • Discounts (Giảm giá): Tạo mã giảm giá và chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Bước 2: Quản lý hàng tồn kho

Ví dụ bạn kinh doanh áo thun và vừa nhập về 100 chiếc áo mới. Để cập nhật hàng tồn kho trên Shopify, bạn thực hiện các bước sau:

  • Truy cập vào mục “Products”

  • Chọn sản phẩm áo thun bạn muốn cập nhật

  • Trong phần “Inventory” (Hàng tồn kho), nhập số lượng áo thun mới (100 chiếc)

  • Lưu thay đổi

Shopify sẽ tự động theo dõi số lượng hàng tồn kho và cập nhật khi có đơn hàng mới. Nếu bạn có nhiều biến thể của áo thun (ví dụ: màu sắc và kích cỡ khác nhau), hãy đảm bảo cập nhật hàng tồn kho cho từng biến thể.

Bước 3: Thiết lập và theo dõi chiến dịch quảng cáo

Bạn muốn chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook để tăng doanh số cho áo thun? Trên Shopify, bạn có thể sử dụng công cụ tích hợp để dễ dàng thiết lập và theo dõi chiến dịch:

  • Truy cập vào mục “Marketing”

  • Chọn “Create campaign” (Tạo chiến dịch)

  • Chọn “Facebook Ads”

  • Điền thông tin chi tiết về chiến dịch: tiêu đề, ngân sách, thời gian chạy và đối tượng mục tiêu.

Shopify sẽ kết nối trực tiếp với tài khoản Facebook của bạn và hiển thị quảng cáo cho đối tượng bạn đã chọn.

Theo dõi hiệu suất của chiến dịch trong mục “Analytics” để xem số lượt nhấp chuột, doanh số bán hàng từ quảng cáo và tỷ lệ chuyển đổi.

Bước 4: Sử dụng ứng dụng Shopify để hỗ trợ vận hành

Giả sử bạn muốn cải thiện hiệu suất SEO của website để tăng lượng truy cập tự nhiên từ Google. Shopify có nhiều ứng dụng hỗ trợ SEO, như “Plug in SEO” hoặc “SEO Manager.”

Để cài đặt và sử dụng ứng dụng:

  • Truy cập vào “Shopify App Store

  • Tìm kiếm ứng dụng “Plug in SEO”

  • Cài đặt ứng dụng vào cửa hàng Shopify của bạn

  • Làm theo hướng dẫn của ứng dụng để tối ưu hóa các trang sản phẩm, bài viết blog và cấu trúc website.

Ứng dụng sẽ cung cấp các gợi ý chi tiết về từ khóa, meta descriptions và các yếu tố khác để giúp website của bạn xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.

Bước 5: Tối ưu hóa quy trình vận hành

Bạn nhận thấy rằng việc xử lý đơn hàng mất nhiều thời gian và bạn muốn tự động hóa quy trình này. Shopify cung cấp nhiều ứng dụng và tích hợp giúp tự động hóa:

  • Sử dụng ứng dụng “Order Printer” để tự động in hóa đơn và nhãn vận chuyển.

  • Kết nối với các dịch vụ vận chuyển như UPS, FedEx hoặc DHL để tự động tạo nhãn và theo dõi đơn hàng.

  • Sử dụng ứng dụng “Kit” để tự động hóa các nhiệm vụ tiếp thị, như gửi email khuyến mãi và đăng bài trên mạng xã hội.

Trong trường hợp chưa giỏi về Shopify, bạn có thể chọn những đơn vị Agency như Mageplaza để làm việc chung và tích lũy kinh nghiệm. Khi đã đủ sự thành thạo, công ty sẽ vận hành ổn định và bạn cũng hiểu hơn cách quản lý, phát triển doanh nghiệp qua Shopify.

3. Tìm nhà cung cấp

Khi bạn đã có những sản phẩm muốn bán trên cửa hàng Shopify của mình, việc tiếp theo cần làm là tìm nhà cung cấp đáng tin cậy. Đừng nghĩ việc này quá khó khăn nhé! Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng tìm được những đối tác uy tín:

  • Trước tiên hãy dựa trên mạng xã hội và các nhóm, diễn đàn liên quan đến lĩnh vực sản phẩm của bạn. Các shop online thường xuyên giới thiệu và đánh giá nhà cung cấp tại đây.

  • Tiếp theo, hãy google tìm kiếm các công ty, xưởng sản xuất phù hợp với nhu cầu. Đọc kĩ các đánh giá từ khách hàng để đánh giá độ uy tín.

  • Sau khi lọc ra 1-2 ứng viên tiềm năng, hãy liên hệ trực tiếp để trao đổi thêm những yếu tố quan trọng khác: giá cả, thời gian giao hàng, chính sách đổi trả…

Hãy đừng ngần ngại bỏ ra một khoảng thời gian khá dài để tìm nhà cung cấp phù hợp cho cửa hàng của mình. Chất lượng sản phẩm mà nhà cung cấp mang lại và sự hợp tác của họ có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận hành cửa hàng Shopify của bạn đấy.

Sau khi tìm được nhà cung cấp phù hợp, bạn cần lưu ý:

  • Ký kết hợp đồng rõ ràng, chi tiết về số lượng, giá cả, thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm. Điều này sẽ tránh những tranh chấp không mong muốn sau này.

  • Giữ liên lạc thường xuyên, cập nhật tình hình sản xuất và tiến độ giao hàng. Nên định kỳ 1-2 tuần gặp gỡ hoặc gọi điện trao đổi 1 lần.

  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm thực tế trước khi nhận hàng số lượng lớn. Điều này giúp kịp thời phát hiện và yêu cầu khắc phục các lỗi (nếu có).

  • Thanh toán phí theo từng đợt giao hàng, không nên trả trước toàn bộ số tiền lớn. Việc này giảm rủi ro tài chính cho bạn.

  • Luôn coi nhà cung cấp là đối tác lâu dài của mình. Hãy xây dựng mối quan hệ bền chặt dựa trên sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau.

4. Tạo và tối ưu trang sản phẩm

Trong trang chủ Shopify, nhấp vào tab ‘Product’ trên thanh bên trái. Phần quản lý sản phẩm sẽ mở ra. Trên trang Sản phẩm, nhấp vào nút ‘Thêm sản phẩm’ để bắt đầu tạo danh sách sản phẩm mới.

Tạo trang sản phẩm

Điền thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm tiêu đề và mô tả.

Điền thông tin chi tiết về sản phẩm

Tải lên hình ảnh và video để giới thiệu sản phẩm của bạn. Đảm bảo rằng bạn có phương tiện truyền thông chất lượng cao và hấp dẫn trực quan để lôi kéo khách hàng tiềm năng.

Tải lên hình ảnh và video để giới thiệu sản phẩm

Nếu sản phẩm của bạn có nhiều biến thể (ví dụ: các kích cỡ hoặc màu sắc khác nhau), hãy thêm các biến thể này bằng cách nhấp vào nút ‘Add variants’. Nhập giá cả, số lượng hàng tồn kho và cập nhật hình ảnh cho từng biến thể.

Tạo biến thể

5. Quảng cáo sản phẩm

Quảng cáo miễn phí

Một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường online thì cần phải hiểu cách tiếp thị cũng như quảng cáo sản phẩm của mình. Internet rộng lớn với vô số người bán hàng giống bạn, để thành công thì phải có chiến lược marketing phù hợp.

Hiện nay, có hai cách tiếp thị chính đó chính là quảng cáo có phí và quảng cáo miễn phí. Những hình thức miễn phí thường bao gồm:

  • Tối ưu hóa website để tăng lượng truy cập khi tìm kiếm

  • Đăng bài tại các nền tảng mạng xã hội

  • Tiếp thị thông qua điện thoại và email của khách hàng.

Shopify có công cụ Shopify Email, nơi cho phép chủ doanh nghiệp gửi thông tin ưu đãi, khuyến mãi đến khách hàng của mình. Bạn chỉ cần thu thập thông tin khách hàng mục tiêu rồi gửi, nhờ đó các chương trình tiếp thị sẽ đến được với khách hàng.

Quảng cáo trả phí

Kết hợp với hình thức miễn phí, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến tiếp thị trả phí, cụ thể hơn là thông qua quảng cáo ở Facebook, Google,… Khi xây dựng các chương trình quảng cáo tại những nền tảng này, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Chọn đối tượng khách hàng, khu vực quảng cáo phù hợp với sản phẩm của mình

  • Thường xuyên đọc các chỉ số, phân tích hành vi của người dùng để điều chỉnh quảng cáo nhằm tối ưu nhất.

  • Các nội dung khi đăng bài quảng cáo cần ngắn gọn, đúng trọng tâm và có những lời kêu gọi hành động mua hàng để tăng số chuyển đổi.

  • Chú ý đến số tiền bỏ ra cho quảng cáo, nếu quá nhiều thì phải dừng lại và xem có phù hợp với doanh số bán ra hay không, tránh bị lỗ khi bán hàng.

Sử dụng Retarget Ads

Retarget Ads là công cụ quảng cáo cực hoàn hảo cho những doanh nghiệp muốn tăng thêm chỉ số. Thông thường, nếu muốn mua hàng thì khách hàng sẽ tìm kiếm, nghiên cứu sản phẩm từ nhiều nơi.

Nếu người đó truy cập vào website bán hàng của doanh nghiệp nhưng không mua thì tính năng Retarget sẽ gợi ý lại sản phẩm đã được xem. Trong trường hợp đã mua thì công cụ này lại gợi ý thêm các mặt hàng khác liên quan. Nhờ vậy, các doanh số được mở rộng hơn.

6. Tạo các kênh bán hàng đa dạng

Các kênh bán hàng đa dạng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn. Do vậy, phát triển đa kênh luôn là mục tiêu của công ty hoạt động trong mảng bán hàng online.

Tuy nhiên, một điều khó khăn thường gặp đó là khó quản lý. Với Shopify, người dùng có thể tích hợp tất cả các kênh bán hàng này lại với nhau rồi quản lý chung. Từ đó, hạn chế khi dùng đa kênh đã được khắc phục.

Những kênh bán hàng mà bạn có thể tận dụng bao gồm blog cá nhân, sàn thương mại điện tử như Amazon, Tiktok, Ebay, hoặc mạng xã hội như Facebook,… Khi tất cả nền tảng được tối ưu hoá thì lượt tiếp cận với khách hàng hoặc doanh thu sẽ cải thiện đáng kể.

Bạn có thể tích hợp các kênh bán hàng bằng cách cài đặt các app bán hàng vào cửa hàng Shopify của bạn. Một số app tích hợp bán hàng đa kênh:

Instagram và Facebook Shop

Tích hợp bán hàng Amazon

7. Chú trọng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2023, đã có hơn 116,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới. Điều này có nghĩa là, các đối thủ cạnh tranh của bạn luôn tăng lên, nếu không chú ý đến việc xây dựng thương hiệu thì rất dễ gặp phải khó khăn.

Đặc biệt, trong việc kinh doanh online, danh tiếng cá nhân của doanh nghiệp còn ảnh hưởng đến doanh số. Vì vậy, bên cạnh các bài viết quảng bá sản phẩm, hãy dành thời gian để giới thiệu tầm nhìn, mục tiêu của doanh nghiệp cho khách hàng.

Một website chỉnh chu, hình ảnh rõ ràng, tác phong làm việc nghiêm túc cùng với sản phẩm chất lượng sẽ tạo điểm ấn tượng trong lòng khách hàng. Theo thời gian, danh tiếng của công ty trở nên sắc nét hơn trên thị trường, từ đó có đủ sức để cạnh tranh với các đối thủ khác.

8. Tối ưu SEO ở website một cách tốt nhất

SEO hay còn gọi là tối ưu hoá trong công cụ tìm kiếm của website cũng là cách phát triển doanh nghiệp hiệu quả. Shopify đã có các app để đo lường cũng như yêu cầu cụ thể giúp website công ty có lượt tìm kiếm cao.

Do vậy, hãy đọc kỹ các thông tin được đề ra để tăng thứ hạng khi tìm kiếm với website của bạn. Khi xuất hiện với thứ hạng cao tại các công cụ tìm kiếm, lượt người truy cập sẽ tăng lên. Nhờ vậy, cơ hội để phát triển doanh số được mở rộng.

9. Cập nhật phương thức thanh toán phù hợp, phổ biến

Một số phương thức thanh toán phù hợp và được dùng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Thanh toán khi nhận hàng

  • Thanh toán bằng chuyển khoản

  • Thanh toán qua visa, mastercard

  • Thanh toán thông qua ví điện tử

Những hình thức này nên được cập nhật ở website của bạn để tạo nên sự tiện lợi cho người mua trong việc thanh toán. Điều này còn tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp và chỉnh chu của công ty trong mắt khách hàng.

10. Phân tích các chỉ số

Các chỉ số trong kinh doanh phản ánh được tình hình sản xuất, phát triển. Dựa trên điều đó, công ty sẽ có định hướng, chiến lược để phát triển một cách bền vững.

Một vài chỉ số nên được quan tâm trong kinh doanh online thông qua Shopify bao gồm:

  • Doanh thu bán hàng trong một ngày, một tháng, một quý và một năm

  • Số lượng khách hàng đã quay lại như thế nào?

  • Đánh giá của người mua với chất lượng sản phẩm ra sao?

  • So với đối thủ thì giá bán của bạn cao hơn hay thấp hơn, chất lượng của bạn so với người khác như thế nào?

  • Số lượt khách hàng truy cập vào website để mua sản phẩm là bao nhiêu? Trong số đó thì độ tuổi chính dao động như thế nào, giới tính ra sao?

Những chỉ số hay phân tích sẽ là công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp phát triển được công ty sao cho phù hợp nhất. Do vậy, hãy thường xuyên đọc, phân tích để gặt hái được nhiều thành công trong việc kinh doanh tại Shopify.

11. Chú ý đến chăm sóc khách hàng

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của một công ty sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp doanh số. Do vậy, hãy dành thời gian để đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, lịch sự và luôn vui vẻ với khách hàng.

Việc chăm sóc khách hàng không chỉ được tiến hành trước, trong mà còn phải áp dụng sau khi mua hàng. Những điều này sẽ cải thiện doanh số và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững nhất.

Các mô hình bán hàng phổ biến trên Shopify

Lựa chọn mô hình kinh doanh Shopify là một bước khởi đầu quan trọng để xác định cửa hàng của bạn sẽ hoạt động như thế nào. Một vài mô hình kinh doanh phổ biến trên Shopify bao gồm dropshipping, POD (print on demand), fulfillment by Amazon và tự xây dựng thương hiệu riêng (private label).

Dropshipping

Dropshipping được nhiều người lựa chọn để bán hàng trên Shopify

Một trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất trên Shopify tại Việt Nam chính là Dropshipping. Đây là hình thức khá quen thuộc với các công ty Make Money Online. Dropshipping là hình thức bán hàng mà bạn không cần phải quan tâm đến vận chuyển, kho bãi hay lưu trữ hàng hoá. Bạn sẽ chỉ bán hàng và theo dõi đơn hàng, còn việc sản xuất và vận chuyển hàng hoá thì sẽ do nhà cung cấp thực hiện.

Ngoài Dropshipping thì Print On Demand - POD cũng là mô hình khá phổ biến khi kinh doanh trực tuyến. Hình thức này yêu cầu có 1 bên bán, 1 bên cung cấp sản phẩm và 1 nền tảng bán hàng.

Mô hình kinh doanh này hoạt động như sau: doanh nghiệp sử dụng sàn thương mại điện tử để bán các sản phẩm in ấn như áo, mũ, túi, cốc, chăn,…cho phép khách hàng lựa chọn thiết kế, tùy biến và đặt hàng. Khi có đơn đặt hàng, đội ngũ sản xuất sẽ in trực tiếp lên sản phẩm các thiết kế được khách chọn theo đúng yêu cầu riêng biệt. Sau đó sản phẩm được vận chuyển đến tận tay người mua.

Fulfillment By Amazon

Fulfillment By Amazon là mô hình kinh doanh khá phổ biến trên Shopify, trong đó các doanh nghiệp lliên kết Shopify với nền tảng Amazon để đồng nhất việc quản lý.

Mô hình fulfillment qua Amazon cũng khá phổ biến trên Shopify

Khi lựa chọn mô hình giao vận sản phẩm, doanh nghiệp có hai sự lựa chọn. Một là tận dụng các dịch vụ vận chuyển của bên thứ ba như Amazon. Hai là tự ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển bên ngoài để giao hàng. Bất kể lựa chọn nào, công ty có thể đồng bộ toàn bộ thông tin đơn hàng lên nền tảng Shopify. Shopify sẽ đảm nhiệm việc quản lý tập trung tất cả các đơn hàng từ khi tiếp nhận cho đến khi hoàn thành, giúp doanh nghiệp có thể theo sát các giao dịch một cách dễ dàng.

Tự kinh doanh sản phẩm cá nhân

Việc tự kinh doanh các sản phẩm do mình sáng tạo ra trên nền tảng Shopify ngày càng phổ biến. Chủ shop sẽ độc lập quản lý toàn bộ quy trình, từ lên ý tưởng, sản xuất cho tới khi bán hàng mà không cần nhờ đến bất kỳ bên thứ ba nào.

Cụ thể, doanh nghiệp sẽ nhập toàn bộ dữ liệu sản phẩm, thông tin công ty cũng như xây dựng website bán hàng trực tiếp trên Shopify. Nền tảng này cung cấp đầy đủ các công cụ để chủ shop có thể tự tay thực hiện mọi khâu từ bán hàng, tiếp thị cho đến quản lý kho mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài.

Những lỗi cơ bản cần tránh khi bán hàng trên Shopify

Khi bán hàng trên Shopify, tránh những lỗi cơ bản sau đây để đảm bảo hiệu quả kinh doanh:

  • Không tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm: Hình ảnh sản phẩm kém chất lượng có thể làm giảm sự tin tưởng của khách hàng và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Đảm bảo rằng hình ảnh sản phẩm rõ ràng, có độ phân giải cao, và thể hiện đầy đủ các góc cạnh của sản phẩm.

  • Không mô tả sản phẩm chi tiết: Mô tả sản phẩm không đầy đủ hoặc không chính xác có thể làm mất đi sự quan tâm của khách hàng. Cần cung cấp mô tả chi tiết, bao gồm kích thước, chất liệu, cách sử dụng, và các lợi ích nổi bật của sản phẩm.

  • Thiếu chiến lược SEO: Điều này có thể làm giảm khả năng tìm thấy cửa hàng của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Hãy chú trọng vào việc sử dụng từ khóa phù hợp, viết blog, và tạo liên kết để cải thiện thứ hạng tìm kiếm.

  • Không sử dụng các công cụ marketing tích hợp: Shopify cung cấp nhiều công cụ marketing tích hợp như email marketing, quảng cáo Facebook, và Google Shopping. Bỏ qua những công cụ này có thể làm mất cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

  • Không kiểm tra và phân tích dữ liệu: Lỗi này có thể làm mất đi cơ hội cải thiện hiệu suất kinh doanh. Sử dụng các công cụ phân tích của Shopify để theo dõi lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, và các chỉ số khác để điều chỉnh chiến lược kịp thời.

  • Dịch vụ khách hàng kém: Không chăm sóc khách hàng tốt có thể làm mất đi lòng tin và ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của cửa hàng. Hãy đảm bảo rằng bạn có dịch vụ khách hàng tốt, hỗ trợ nhanh chóng và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.

  • Không tối ưu hóa cho di động: Ngày nay, rất nhiều người mua sắm qua điện thoại di động. Một trang web không tối ưu hóa cho di động có thể làm giảm trải nghiệm người dùng và dẫn đến mất khách hàng. Hãy đảm bảo rằng trang web của bạn hiển thị tốt trên tất cả các thiết bị di động.

Câu chuyện thành công khi bán hàng trên Shopify

Allbirds (305 triệu đô/năm)

Allbirds bắt đầu với một mục đích: tạo ra một đôi giày chạy bộ vừa thoải mái vừa có lượng khí thải carbon nhỏ. Để đạt được mục tiêu này, công ty sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như sợi cây bạch đàn và len merino. Giờ đây, Allbirds là công ty giày sneaker trị giá 1,4 tỷ USD.

Allbirds

Công thức thành công được đúc rút từ kinh nghiệp của Allbirds:

  • Nghiên cứu thị trường và hiểu cách tạo sự khác biệt cho người tiêu dùng: Ngay từ những ngày đầu là một dự án huy động vốn từ cộng đồng, công ty khởi nghiệp này đã ưu tiên tính bền vững là điểm khác biệt chính so với những đối thủ còn lại trên thị trường.

  • Mô hình kinh doanh trực tiếp tới người tiêu dùng: Mô hình bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cho phép doanh nghiệp kiểm soát việc sản xuất và giảm giá bằng cách tránh mua bán qua trung gian. Ngoài ra, nó còn giúp Allbirds phát triển nhanh hơn và có mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng.

Asphalte (25 triệu đô/năm)

Asphalte được thành lập vào năm 2016 với một mô hình kinh doanh khác thường: đặt hàng trước. Họ quyết định sản xuất quần áo dựa trên sở thích của khách hàng mà không tính phí trước.

Asphalte

Asphalte tập trung vào chất lượng sản phẩm tuyệt vời và văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm xoay quanh mô hình đặt hàng trước. Để đảm bảo chất lượng cao nhất, Asphalte hợp tác với các nhà sản xuất tốt nhất và loại bỏ những người trung gian.

Bài học: Sử dụng phản hồi của khách hàng để sản xuất và cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Những người sáng lập Asphalte tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm họ muốn thay vì theo đuổi lợi nhuận cao nhất.

Partake Foods (hơn 4 triệu đô/năm)

Nhà sáng lập trang web này, Denise Woodard đã thành lập công ty sản xuất đồ ăn nhẹ lành mạnh đóng gói cho các trẻ em bị dị ứng thực phẩm giống con gái của mình. Trang web của cô có nhiều món ăn nhẹ ngon miệng do cô tự làm cùng với một nhà phát triển sản phẩm. Tính đến nay, trang web này đã đạt doanh thu hơn 4 triệu đô la một năm (với doanh thu tăng gấp 10 lần trong năm 2020).

Partake Foods

Woodard khuyên các doanh nghiệp nên tập trung vào ba điều:

  • Xây dựng một sản phẩm chất lượng

  • Tạo và nuôi dưỡng danh sách email

  • Khuyến khích khách truy cập đăng ký bằng mã giảm giá

Sau khi Woodard tạo ra nhiều loại bánh quy không gây dị ứng, cô tập trung vào việc tiếp thị trực tuyến cửa hàng Shopify của mình bằng quảng cáo Google, quảng cáo trên mạng xã hội và email.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Shopify, Woodard thừa nhận cô đã từng đánh giá thấp email như một kênh để phát triển kinh doanh. Cô cho biết, xây dựng và nuôi dưỡng danh sách email là chìa khóa cho sự phát triển liên tục, vì nó giúp giáo dục khách hàng và giữ liên lạc với họ.

Madsen Cycles (5 triệu đô/năm)

Jared Madsen, nhà sáng lập thương hiệu đã lấy cảm hứng từ những chiếc xe đạp kéo tại Đan Mạch cho chiếc “Bucket Bike” ra đời vào năm 2008. Đến năm 2021, Madsen Cycles là nhà sản xuất xe đạp hàng hàng đầu của Hoa Kỳ có cửa hàng Shopify. Thương hiệu này đã mang đến trải nghiệm thú vị với xe đạp kéo tới hàng nghìn gia đình Mỹ nhờ thiết kế thực tế của chúng.

Madsen Cycles

Sở hữu một sản phẩm độc đáo, thương hiệu này ưu tiên tiếp thị trên mạng xã hội như một cách để phát triển. Bên cạnh việc tạo ra nội dung chất lượng, hấp dẫn, Madsen Cycles còn quảng bá nội dung do khách hàng tạo ra để tăng độ tin cậy.

Giờ đây, thương hiệu này sử dụng ứng dụng Instafeed để giới thiệu nội dung mạng xã hội trên cửa hàng Shopify. Khách truy cập có thể xem nội dung mới nhất do người tiêu dùng tạo, điều này tạo niềm tin lớn hơn giữa họ và thương hiệu.

Instafeed

Beardbrand (7 triệu đô/năm)

Eric Bandholz đã quyết định nghỉ việc và bắt đầu tạo các bài viết và video về chăm sóc râu, với kế hoạch khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Bandholz đã tập trung vào một nhóm khách hàng chưa có bất kỳ sản phẩm chăm sóc râu nào và chưa có nhiều kiến thức về chăm sóc râu. Đến ngày hôm nay, Beardbrand là câu chuyện thành công của Shopify với doanh thu hàng năm là 7 triệu đô la.

Beardbrand

Bandholz nhìn thấy cơ hội kinh doanh sau khi dành thời gian tương tác với khách hàng mục tiêu. Vì lúc đầu không có tiền để sản xuất quy mô lớn nên Bandholz bắt đầu tự tạo blog và video trên Shopify. Sau đó, anh ấy thậm chí còn tạo ra Câu đố về râu để giúp nam giới lựa chọn sản phẩm chăm sóc cho loại râu của mình.

Do đó, đừng chỉ giả định điều gì đó về khách hàng mục tiêu của bạn, hãy hỏi họ. Hãy tìm hiểu về thị trường mục tiêu của mình, khảo sát họ bằng các câu đố và giới thiệu các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.

Bắt đầu hành trình bán hàng trên Shopify cùng Mageplaza

Kinh doanh Shopify đòi hỏi bạn không ngừng cố gắng, cải thiện chất lượng dịch vụ cùng với việc học hỏi, gia tăng kiến thức. Với những người mới bắt đầu thì đi một mình có vẻ sẽ khó khăn. Khi đó, hãy chọn Mageplaza để đồng hành cùng với bạn trong con đường tiến đến thành công.

Bắt đầu hành trình bán hàng trên Shopify cùng Mageplaza

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, chúng tôi đã hỗ trợ hàng triệu khách hàng đi đến thành công. Một số dịch vụ hỗ trợ người bán hàng Shopify của Mageplaza bao gồm:

  • Tạo cửa hàng Shopify từ đầu với các công cụ được tối ưu hoá

  • Phát triển Shopify Plus

  • Có chuyên gia để giải quyết vấn đề quản lý Shopify

  • Cá nhân hoá Shopify

  • Thiết kế lại giao diện Shopify phù hợp với văn hoá của doanh nghiệp

  • Liên kết Shopify với bên thứ ba

  • Hỗ trợ bảo trì và tối ưu hoá Shopify.

Với sự tận tâm, nhiệt tình của mình, chúng tôi tự tin có thể giúp bạn tạo nên doanh nghiệp chất lượng ở Shopify. Nếu đang tìm kiếm một nơi tận tâm, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm thì chắc chắn không được bỏ qua Mageplaza.

LIÊN HỆ VỚI MAGEPLAZA NGAY

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết trên bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản để xây dựng và kinh doanh một shop thương mại điện tử trên nền tảng Shopify. Để biến ước mơ bán hàng online của bạn thành hiện thực, hãy ngay bắt tay vào hành động nhé!

Là một đối tác uy tín của Shopify tại Việt Nam, Mageplaza cam kết luôn đồng hành và hỗ trợ bạn xây dựng thương hiệu Shopify thành công. Đội ngũ chuyên gia Mageplaza sẽ luôn sẵn sàng tư vấn, đưa ra những giải pháp phù hợp với từng nhu cầu kinh doanh của bạn. Liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ hướng dẫn từ A-Z về Shopify hiệu quả nhất!

Chúc bạn thành công!

Image Description
A data-driven marketing leader with over 10 years of experience in the ecommerce industry. Summer leverages her deep understanding of customer behavior and market trends to develop strategic marketing campaigns that drive brand awareness, customer acquisition, and ultimately, sales growth for our company.
Website Support
& Maintenance Services

Make sure your store is not only in good shape but also thriving with a professional team yet at an affordable price.

Get Started
mageplaza services
Table of content

    People also searched for

    Subscribe

    Stay in the know

    Get special offers on the latest news from Mageplaza.

    Earn $10 in reward now!

    Earn $10 in reward now!

    comment
    iphone
    go up