Shopify là gì? Ưu nhược điểm, Chi phí, Phù hợp với ai
Bạn có biết cứ 10 người dùng thương mại điện tử thì có đến 4 người lựa chọn Shopify - Nền tảng xây dựng cửa hàng trực tuyến toàn cầu? Thậm chí kể cả nhiều tên tuổi trên thế giới như Tesla, Gymshark và Red Bull cũng đổ bộ sang Shopify để phát triển doanh nghiệp bán lẻ của họ. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng sử dụng Shopify để bán hàng, ví dụ Vinamilk, My Kingdom, Coolmate.
Vậy Shopify là gì mà lại hot đến thế?
Là một nền tảng thương mại điện tử toàn diện, tính đến tháng 9 năm 2023, đã có đến hơn 4 triệu 700 website thương mại điện tử hoạt động trên Shopify, trong đó có gần 6000 website đến từ các doanh nghiệp Việt Nam. Hiểu cách hoạt động của Shopify cũng như cách xây dựng một cửa hàng trực tuyến thành công với Shopify sẽ giúp bạn kiếm được nhiều hơn những gì bạn mong đợi Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính
- Shopify là gì?
- Shopify hoạt động như thế nào
- Ưu và nhược điểm của Shopify
- Chi phí sử dụng Shopify
- Hướng dẫn tạo nhanh tài khoản Shopify
- Shopify phù hợp với đối tượng nào?
- Shopify tại Việt Nam
- So sánh Shopify với các nền tảng tạo website tại Việt Nam
- Kết luận
Shopify là gì?
Shopify là một nền tảng thương mại điện tử cho phép người dùng có thể xây dựng những gian hàng trực tuyến với mô hình Cloud SaaS. Với giải pháp Software as Services, bạn có thể đăng bán sản phẩm, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh và liên kết với website.
Bạn hoàn toàn có thể đăng ký trải nghiệm Shopify để hiểu rõ tính năng và cách thức hoạt động của nền tảng này miễn phí trong vòng 3 ngày. Nếu cảm thấy các tính năng của nền tảng này tuyệt vời thì bạn có thể nâng cấp lên gói trả phí. Gói trả phí có những ưu điểm lớn hơn và giúp cho quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn.
Theo báo cáo tại Store Lead, hiện nay, số lượng gian hàng tại Shopify đang ở mức 2.243.140. Vào quý 4 năm 2023, số lượng các cửa hàng tăng thêm 8,3% so với quý 3 cùng năm. Những con số này cho thấy một triển vọng đáng kinh ngạc của nền tảng này trong việc kinh doanh trực tuyến.
Shopify hoạt động như thế nào?
Hoạt động trên cơ chế điện toán đám mây (cloud computing), Shopify cung cấp mọi công cụ cần thiết để xây dựng, vận hành và phát triển một cửa hàng trực tuyến mà không cần kiến thức kỹ thuật chuyên sâu.
Đầu tiên, bạn chọn một mẫu giao diện ưa thích từ nhiều mẫu có sẵn, sau đó tùy chỉnh theo ý muốn để phù hợp với phong cách của cửa hàng bạn.
Sau khi thiết kế xong, bạn có thể thêm các sản phẩm mà bạn muốn bán, quản lý kho hàng, xử lý đơn hàng, và thiết lập các phương thức thanh toán và vận chuyển. Shopify cũng cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ quảng cáo và tiếp thị, giúp bạn thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Bạn có thể kết nối cửa hàng của mình với các mạng xã hội như Facebook, TikTok, hay các sàn thương mại điện tử khác như Amazon để mở rộng thị trường.
Ngoài ra, Shopify hỗ trợ khách hàng hoạt động 24/7 và nhiều tài liệu hướng dẫn chi tiết, giúp bạn dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh và tối ưu hóa cửa hàng của mình. Nhờ vậy, bạn có thể tập trung vào việc phát triển kinh doanh mà không phải lo lắng về các vấn đề kỹ thuật.
Ưu điểm của Shopify
Những ưu điểm của Shopify giúp cho nền tảng này có số lượng người dùng tăng nhanh chóng. Các điểm mạnh như dễ sử dụng hay chi phí hợp lý sẽ rất phù hợp cho doanh nghiệp startup hoặc các đơn vị nhỏ lẻ. Nhờ vậy, công việc bán hàng, tiếp thị online sẽ trở nên thuận lợi và giúp cho bạn phát triển công ty một cách tốt nhất.
Dễ sử dụng
Điểm cộng khá lớn giúp cho Shopify được rất nhiều người yêu thích đó chính là dễ dàng sử dụng. Dù có kiến thức lập trình hay không thì bạn cũng có thể dùng nền tảng này để xây dựng cửa hàng, phát triển các kênh marketing online.
Bởi vì Shopify là nền tảng đã được thiết kế sẵn chủ đề, các tính năng bán hàng, hosting nên chỉ cần đăng nhập và bán hàng. Bạn không phải lo lắng việc mua máy chủ hay thiết kế các cửa hàng. Nhờ vậy, dù là doanh nghiệp không có chuyên môn thiết kế, IT thì vẫn vận hàng và bán hàng tại Shopify.
Tại Việt Nam, Shopify cung cấp giao diện và hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt, giúp người dùng dễ dàng quản lý và điều hành cửa hàng trực tuyến một cách thuận tiện.
Chi phí bỏ ra hợp lý, không quá nhiều
Thông thường, để xây dựng một website bán hàng, ngoài việc có kiến thức lập trình thì bạn phải bỏ ra khá nhiều chi phí. Tiền cho việc thuê máy chủ, không có kiến thức lập trình thì phải thuê thêm người thiết kế. Đây chỉ mới là khoản ban đầu, chưa tính phí vận hành.
Thay vì tự thiết kế một gian hàng, bạn có thể chọn phát triển kinh doanh tại Shopify. Nếu so sánh với các nền tảng với mã nguồn mở như WooCommerce, Magento thì chi phí cho Shopify rẻ hơn.
Khi tìm hiểu Shopify là gì, có một điểm đặc biệt nổi bật là chi phí nhân công cho việc vận hàng tại đây không nhiều. Theo bảng phân tích của Store Leads, chỉ có khoảng 6,200 cửa hàng có số lượng nhân viên từ 50 đến 99 nhân viên. Với doanh nghiệp nhỏ, chỉ cần 1-3 người là đã vận hành được Shopify.
Khả năng bảo mật và sao lưu dữ liệu
Shopify mã hoá lớp cổng bảo mật SSL cho tất cả các website để đảm bảo dữ liệu của khách hàng truy cập. Ngoài ra, nền tảng này chạy trên máy chủ PCI (Peripheral Component Interconnect) để người bán thanh toán bằng thẻ tín dụng an toàn nhất.
Bên cạnh đó, hệ thống cũng cho phép doanh nghiệp sao lưu tất cả thông tin bằng cách xuất về tệp CSV. Cửa hàng của Shopify cũng cung cấp các ứng dụng như Rewind để cứu cánh trong trường hợp lỡ xoá mất sản phẩm, hình ảnh, video. Nhờ vậy, quá trình bán hàng online của các chủ doanh nghiệp cũng diễn ra an toàn và thuận lợi hơn rất nhiều.
Kho chủ đề đa dạng
Bên cạnh chất lượng sản phẩm, muốn thu hút khách hàng và có doanh thu tốt, website của bạn cần có thiết kế đẹp mắt. Thông thường bạn sẽ cần thuê ngoài một đơn vị để thiết kế chủ đề website cho mình.
Tuy nhiên, khi chọn bán hàng trên Shopify, bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng về điều đó. Nền tảng này cung cấp các chủ đề (themes) đa dạng để lựa chọn phù hợp với nhiều phong cách và danh mục hàng khác nhau. Tính đến tháng 11 năm 2023, số lượng chủ đề tại nền tảng đã đạt ở mức 1000, được phát triển cả bởi Shopify và các nhà phát triển độc lập. Số lượng và chất lượng các chủ đề liên tục được cập nhật để người dùng chọn lựa cho gian hàng của mình.
Bán hàng đa kênh
Tính đến thời điểm hiện tại, Shopify được đánh giá là nền tảng có thể tích hợp các kênh bán hàng online tốt nhất. Bạn có thể đồng thời bán hàng trên các nền tảng lớn như Ebay, Amazon, Google và tích hợp quản lý ở một nơi duy nhất là Shopify.
Một số gian hàng được liên kết với Shopify bao gồm:
-
Facebook Shop: Khi có người mua hàng, các thông tin sẽ được chuyển tới Shopify để hoàn tất việc thanh toán
-
Messenger: Tính năng tự động trả lời khi khách hàng nhắn tin
-
Google Shopping: Đồng bộ sản phẩm lên gian hàng để tiến hành quảng bá sản phẩm
-
Các nền tảng nước ngoài như Ebay, Amazon,..
-
Instagram cũng có thể liên kết với Shopify nhưng lại không áp dụng cho thị trường Việt Nam.
Tích hợp các tính năng quảng cáo mạng xã hội và công cụ tìm kiếm
Ngoài kết hợp các tính năng quản lý bán hàng thì Shopify cũng cho phép người dùng kiểm soát việc quảng cáo trên các nền tảng như Google, Facebook. Một số hệ thống được xây dựng giúp cho việc quảng cáo dễ dàng hơn bao gồm:
-
Sử dụng Shopify Email để tự động gửi ưu đãi, các chương trình giảm giá cho khách hàng của mình
-
Facebook Dynamic Retargeting: Hệ thống này liên kết với Facebook Pixel để tạo ra quảng cáo với khách hàng hoặc quảng cáo lại với khách hàng đã truy cập website theo ngân sách đã được đề ra.
-
Google Smart Shopping: Kết nối với Google để đề ra các chương trình tiếp thị phù hợp.
-
Từ tháng 11/2020, Shopify đã hợp tác với Tiktok, nhờ đó, người dùng có thể bán hàng và tiếp thị tại Tiktok thông qua Shopify.
Tích hợp các bên thanh toán và vận chuyển
Shopify tích hợp nhiều phương thức thanh toán phổ biến như Momo, VNPay, và các đơn vị vận chuyển như ViettelPost, Giao Hàng Nhanh, J&T Express, giúp cho việc giao nhận hàng hóa được thuận tiện và nhanh chóng.
Thiết kế phù hợp với SEO và giao diện di động
Ngay từ khi được thành lập, Shopify đã đặt mục tiêu sẽ phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại điện tử. Chính vì thế mà các giao diện, cài đặt hay nội dung của nền tảng này đều được tối ưu một cách chuẩn SEO (Search Engine Optimization).
Việc có cấu trúc chuẩn hoá này giúp cho website của bạn có thứ hạng tìm kiếm cao khi dùng các công cụ như Google hay Cốc Cốc. Nhờ đó, số lượt truy cập vào cửa hàng cùng với lượt mua online của website sử dụng Shopify sẽ cao hơn.
Xu hướng mua sắm hiện nay của khách hàng chủ yếu sẽ được thực hiện thông qua di động. Nhờ tính năng tích hợp với giao diện di động, người dùng sẽ thuận tiện mua các sản phẩm được đăng bán thông qua nền tảng này.
Đội ngũ hỗ trợ khách hàng 24/7
Đội ngũ nhân viên của Shopify luôn hỗ trợ các chủ gian hàng khi kinh doanh tại đây. Do vậy, nếu có bất kỳ vấn đề nào, bạn chỉ cần liên hệ trực tiếp với Shopify để được giúp đỡ. Sự hỗ trợ nhanh chóng và tận tình của đội ngũ Shopify chắc chắn sẽ giúp bạn thoải mái và tự tin hơn trong những ngày đầu bước vào kinh doanh online.
Nhược điểm của Shopify
Những ưu điểm của Shopify giúp nền tảng này phát triển một cách nhanh chóng kể từ khi thành lập vào năm 2006. Tuy nhiên, một vài hạn chế cũng cần được đề cập đến để doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn khi kinh doanh tại đây.
Chi phí tăng dần theo thời gian
Các khoản chi phí tăng dần theo thời gian là điểm trừ khiến nhiều người lo lắng khi bắt đầu sử dụng Shopify. Những khoản chi phí giao diện, mua các app quản lý hoặc tiện ích mở rộng khiến doanh nghiệp phải mất một khoản.
Theo thời gian, nhu cầu sử dụng lớn dần thì phải bỏ ra nhiều khoản tiền hơn để chi trả cho Shopify. Những điều này sẽ làm cho công ty mất kha khá chi phí quản lý khi bán hàng tại nền tảng này.
Doanh nghiệp lớn khó vận dụng khi bán hàng
Việc các doanh nghiệp nhỏ có nhiều điều thuận tiện khi bán hàng tại Shopify là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, các tập đoàn lớn thì lại không như vậy.
Đa phần, việc cùng tập trung quản lý trên Shopify với các nguồn thông tin, hàng hoá khổng lồ ở những công ty lớn sẽ tốn rất nhiều chi phí. Đồng thời, các khoản marketing hay quảng cáo cũng khó tối ưu hơn.
Chính vì thế, Shopify đã cho ra mắt Shopify Plus, một gói dịch vụ phục vụ riêng cho các doanh nghiệp lớn với nhiều tính năng mở rộng giúp các doanh nghiệp vận hành kinh doanh một cách thuận tiện và nhuần nhuyễn.
Khó khăn khi thay đổi nền tảng
Nếu bạn đã quen bán hàng tại Shopify thì khi chuyển đổi nền tảng, chủ gian hàng phải làm lại mọi thứ từ đầu. Người bán phải dời các dữ liệu sang nơi khác, kiểm tra thông tin cùng nhiều công việc khác.
Chính vì thế, khi chuyển đổi nền tảng, các doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian, có thêm nhân lực để thực hiện. Từ đó, khoản chi phí bỏ ra cũng không hề ít nên bạn cần phải cân nhắc đến điều này.
Chi phí sử dụng Shopify
Khi bắt đầu kinh doanh online, doanh nghiệp mới sẽ cực kỳ chú trọng đến chi phí. Bạn cần phải chú ý đến tất cả những khoản chi trả khi mở gian hàng tại Shopify.
Phí Shopify cố định hàng tháng
Khi lập một tài khoản Shopify, bạn sẽ cần chọn cho mình một loại tài khoản ứng với một khoản phí hàng tháng và các tính năng đi kèm tài khoản đó.Hiện nay, các loại tài khoản đang được hỗ trợ tại nền tảng này bao gồm:
-
Tài khoản miễn phí: Người dùng có thể sử dụng các tính năng được giới hạn tại Shopify trong vòng 3 ngày mà không cần thẻ tín dụng hay trả phí.
-
Tài khoản Basic: Những doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh online có doanh số không lớn thường sử dụng gói này. Bạn sẽ phải chi trả khoảng 19 USD/tháng và sẽ thanh toán theo năm.
-
Tài khoản Shopify: Những công ty bán hàng trực tuyến hoặc tại cửa hàng đang có đà tăng trưởng doanh số sẽ chọn gói này. Người dùng sẽ thanh toán 49 USD/tháng và thanh toán theo năm.
-
Tài khoản Advanced: Các công ty đang mở rộng quy mô và cần các báo cáo chi tiết, nâng cao hơn sẽ dùng gói này. Doanh nghiệp phải chi trả 299 USD/tháng và thanh toán hàng năm.
Chi phí giao dịch và xử lý thanh toán
Hiện tại, Shopify cho phép chủ gian hàng kết nối phương thức thanh toán nội bộ hoặc dùng công cụ có sẵn tại nền tảng. Nếu như chọn hình thức của riêng bạn thì hệ thống sẽ tính thêm phí giao dịch dao động từ 0,5% - 2% cho mỗi lần thực hiện, tùy vào loại tài khoản của bạn.
Chi phí vận chuyển được tính như thế nào?
Shopify cho phép người dùng tích hợp tính năng in mã đơn hàng nếu có đơn hàng cần vận chuyển. Người dùng sẽ được chiết khấu ở các mức khác nhau với nhiều hàng vận chuyển như USPS, DHL, UPS,.. Gói đăng ký ở nền tảng càng cao thì mức chiết khấu càng lớn.
Phí vận chuyển được tính khi chủ gian hàng xử lý đơn hàng và in nhãn vận chuyển. Các khoản phí sẽ được tính vào thẻ khi đạt mức khối lượng trung bình hằng tháng. Nếu số lượng vận chuyển quá ít thì sẽ được cộng vào hoá đơn mỗi tháng của doanh nghiệp.
Ví dụ về mức phí vận chuyển theo giá trị đơn hàng:
Ví dụ về phí vận chuyển theo trọng lượng
Hướng dẫn tạo nhanh tài khoản Shopify
Để có thể bán hàng tại Shopify, bạn cần phải đăng ký tại nền tảng này. Các bước để đăng ký bao gồm:
-
Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Shopify và chọn Bắt đầu dùng thử miễn phí
-
Bước 2: Trả lời các câu hỏi để Shopify hiểu rõ doanh nghiệp của bạn
-
Bước 3: Bạn nhập các thông tin cần thiết như tên cửa hàng, email, mật khẩu rồi sau đó chọn “Tạo tài khoản Shopify”
Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn đã thành công tạo cho mình một tài khoản Shopify. Kể từ thời điểm tạo cửa hàng, bạn được trải nghiệm 3 ngày sử dụng Shopify miễn phí, trước khi quyết định gói phù hợp với cửa hàng của mình. Sau 3 ngày sử dụng miễn phí mà bạn không muốn tiếp tục mua gói thì thông tin cửa hàng của bạn sẽ tự động bị hủy.
Shopify phù hợp với đối tượng nào?
Thực tế cho thấy Shopify phù hợp cho nhiều loại hình doanh nghiệp và người dùng khác nhau.
-
Người mới bắt đầu kinh doanh trực tuyến: Shopify cung cấp giao diện dễ sử dụng và không đòi hỏi nhiều kỹ năng kỹ thuật, giúp người mới bắt đầu dễ dàng xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình.
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tận dụng Shopify để xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp mà không cần đầu tư nhiều vào nhân lực hay công nghệ.
-
Doanh nghiệp muốn mở rộng kênh bán hàng trực tuyến: Nếu bạn đã có cửa hàng vật lý và muốn mở rộng trực tuyến, Shopify là 1 lựa chọn tốt để bắt đầu.
-
Người bán hàng trên mạng xã hội: Shopify tích hợp tốt với các mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, giúp người bán hàng dễ dàng quản lý và đồng bộ sản phẩm trên nhiều kênh.
-
Người kinh doanh dropshipping: Shopify hỗ trợ tốt cho mô hình kinh doanh dropshipping, với nhiều ứng dụng và tích hợp giúp quản lý đơn hàng, nhà cung cấp, và tự động hóa quy trình.
-
Doanh nghiệp muốn mở rộng ra thị trường quốc tế: Shopify cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ bán hàng đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng trên toàn thế giới.
Shopify tại Việt Nam
Theo Store Leads, có khoảng gần 6000 cửa hàng Shopify tại Việt Nam, và con số này đang có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó:
- 25.2% cửa hàng Shopify tại Việt Nam bán các sản phẩm thời trang
- 8.8% bán các sản phẩm gia dụng và làm vườn
- 4.7% bán các sản phẩm máy tính
Lý do khiến số lượng cửa hàng Shopify tại Việt Nam tăng là nhờ Shopify dễ sử dụng, giá cả hợp lý và hỗ trợ nhiều tính năng thương mại điện tử. Có thể kể đến 1 số tính năng tiêu biểu như:
-
Giao diện dễ sử dụng và hỗ trợ tiếng Việt, giúp người bán dễ dàng thao tác và quản lý cửa hàng của mình.
-
Shopify tích hợp với nhiều cổng thanh toán phổ biến tại Việt Nam như PayPal, Stripe, và một số cổng thanh toán nội địa như Momo, VNPay.
-
Shopify hỗ trợ tích hợp với các dịch vụ vận chuyển phổ biến tại Việt Nam như Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, và VNPost.
-
Shopify cho phép liên kết với các sàn thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki và TikTok Shop.
-
Shopify cung cấp hỗ trợ kỹ thuật 24/7 thông qua email, chat và điện thoại. Họ cũng có một cộng đồng và diễn đàn trực tuyến mạnh mẽ, nơi người bán có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ những người bán khác.
-
Shopify có chương trình đối tác tại Việt Nam, giúp người bán kết nối với các chuyên gia và nhà phát triển địa phương để nhận được sự hỗ trợ và tùy chỉnh cửa hàng của mình theo nhu cầu.
Đó là lý do tại sao 1 số hãng lớn tại Việt Nam cũng chuyển sang Shopify để phát triển kênh bán hàng trực tuyển của mình. Một số “ông lớn” dùng Shopify bao gồm:
- Vinamilk
- My Kingdom
- Coolmate
- Crocs Việt Nam
- Gấu Uniform
So sánh Shopify với các nền tảng tạo website tại Việt Nam
Tính năng | Shopify | WordPress | Haravan |
---|---|---|---|
Mục đích chính | Thương mại điện tử | Nền tảng tạo website và blog đa dụng | Thương mại điện tử |
Đối tượng người dùng | Các doanh nghiệp nhỏ, vừa đến lớn | Cá nhân, doanh nghiệp, blogger | Các doanh nghiệp tại Việt Nam |
Dễ sử dụng | Rất dễ sử dụng, giao diện trực quan | Cần có kiến thức kỹ thuật hoặc sử dụng plugin hỗ trợ | Giao diện quản lý dễ sử dụng |
Tính năng thương mại điện tử | Nhiều ứng dụng và tích hợp | Tùy thuộc vào plugin (WooCommerce là phổ biến nhất) | Tích hợp nhiều tính năng cho TMĐT |
Tích hợp thanh toán | Hỗ trợ nhiều cổng thanh toán quốc tế và nội địa | Phụ thuộc vào plugin sử dụng | Hỗ trợ nhiều cổng thanh toán tại Việt Nam |
SEO | Nhiều tính năng hỗ trợ SEO | Nhiều plugin hỗ trợ SEO | Hỗ trợ SEO cơ bản |
Chi phí | Từ $19/tháng | Miễn phí (tuy nhiên cần trả phí cho hosting, domain, plugin) | Từ 199.000 VND/tháng |
Kết luận
Shopify không chỉ là một nền tảng thương mại điện tử, mà còn là cánh cửa mở ra không gian kinh doanh trực tuyến không giới hạn. Khi kết hợp với chiến lược kinh doanh thông minh và sự am hiểu sâu sắc về thị trường, Shopify chắc chắn sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn tiếp cận thành công và phát triển bền vững trên hành trình kinh doanh điện tử.
Bạn đang có ý tưởng cho cửa hàng Shopify của mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Chúng tôi có thể giúp bạn làm điều đó. Liên hệ chúng tôi để được nhận tư vấn miễn phí cho cửa hàng Shopify của bạn ngay hôm nay!
& Maintenance Services
Make sure your store is not only in good shape but also thriving with a professional team yet at an affordable price.
Get StartedNew Posts
October 2024
How To Get Product Price Including Tax In Magento 2?
People also searched for
- shopify la gi
- 2.3.x, 2.4.x
Stay in the know
Get special offers on the latest news from Mageplaza.
Earn $10 in reward now!