Hướng Dẫn Nâng Cấp Lên Shopify Plus Đơn Giản và Hiệu Quả
Bạn đã sẵn sàng đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới? Nâng cấp lên Shopify Plus chính là giải pháp hoàn hảo để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô và tăng doanh thu. Với hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu này, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện quá trình nâng cấp một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Tại sao nâng cấp lên Shopify Plus?
Shopify Plus là phiên bản cao cấp nhất của nền tảng thương mại điện tử Shopify, dành riêng cho các doanh nghiệp lớn với nhu cầu tùy chỉnh và mở rộng quy mô kinh doanh. Nền tảng này mang đến các tính năng nâng cao, khả năng tùy chỉnh linh hoạt và hỗ trợ chuyên biệt, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và phát triển mạnh mẽ.
Dưới đây là những lý do chính thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi nền tảng sang Shopify Plus:
Nâng cấp khả năng tùy chỉnh và mở rộng: Shopify Plus cho phép bạn tùy chỉnh linh hoạt và mở rộng các trang thương mại điện tử, từ tùy chỉnh thanh toán, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng đến điều chỉnh hiển thị sản phẩm. Nền tảng này cũng cung cấp các giải pháp độc quyền như LaunchPad, Shopify Scripts, và Shopify Functions để tự động hóa quy trình bán hàng và tùy chỉnh trải nghiệm mua sắm.
Tăng dung lượng lưu trữ: Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp có lượng truy cập lớn, Shopify Plus cung cấp băng thông không giới hạn và dung lượng lưu trữ lên đến 200TB. Điều này giúp đảm bảo website luôn hoạt động ổn định, ngay cả khi có hàng nghìn khách hàng truy cập cùng lúc.
Đẩy mạnh bán hàng thị trường quốc tế: Shopify Plus có khả năng tùy chỉnh cao và hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa kênh, trang bị cho doanh nghiệp công cụ cần thiết để mở rộng kinh doanh ra toàn cầu.
Bảo mật cao: Shopify Plus cung cấp các tính năng bảo mật nâng cao như xác thực hai yếu tố bắt buộc, kiểm soát truy cập dựa trên vai trò, và các công cụ phát hiện xâm nhập nâng cao. Ngoài ra, nền tảng này tuân thủ các quy định bảo mật nghiêm ngặt như PCI DSS, giúp bảo vệ dữ liệu thanh toán của khách hàng.
Được sử dụng gói giải pháp POS Pro độc quyền miễn phí: Shopify Plus trao ưu đãi cho người dùng gói giải pháp POS Pro độc quyền hoàn toàn miễn phí. POS Pro cho phép tích hợp hoạt động bán hàng đa kênh vào website một cách nhanh chóng, trao quyền truy cập không giới hạn tài khoản và cung cấp báo cáo chuyên nghiệp.
Dễ dàng triển khai Headless Commerce: Với Shopify Plus, doanh nghiệp sẽ được trang bị các công cụ để xây dựng website thương mại điện tử theo mô hình Headless Commerce. Áp dụng giải pháp Hydrogen + Oxygen, doanh nghiệp có thể dễ dàng khai thác sức mạnh của kiến trúc Headless để tạo ra trải nghiệm khách hàng linh hoạt và tùy chỉnh hơn.
Mở rộng kinh doanh B2B: Shopify Plus hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hoạt động B2B với các tính năng mới từ bản cập nhật Shopify Editions Winter’24, bao gồm Headless B2B, quản lý đơn hàng nâng cao, tích hợp thanh toán và các công cụ đặc biệt cho khách hàng B2B, giúp tối ưu hóa hoạt động và củng cố quan hệ khách hàng.
Đọc thêm: Tối ưu ROI với Shopify Plus.
Khi nào nên nâng cấp lên Shopify Plus?
Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng để nâng cấp từ các gói Shopify tiêu chuẩn lên Shopify Plus:
- Đạt doanh thu vượt trội, cụ thể là trên 800.000 USD mỗi tháng.
- Phải xử lý một lượng lớn giao dịch trong thời gian ngắn.
- Cần tùy chỉnh sâu hơn hoặc tích hợp các ứng dụng chuyên biệt cao cấp.
- Mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế.
- Chuyển sang mô hình bán buôn hoặc kinh doanh trực tiếp với doanh nghiệp khác (B2B).
- Cần nhiều tài khoản nhân viên hơn để quản lý hoặc mong muốn nhận được hỗ trợ khách hàng chuyên sâu hơn.
5 bước đơn giản để nâng cấp lên Shopify Plus
Bước 1: Chọn nhà phát triển Shopify Plus chuyên nghiệp
Doanh nghiệp cần một đội ngũ đồng hành có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về Shopify Plus để tối ưu quá trình nâng cấp và vận hành về sau, đặc biệt là vấn đề chi phí. Để chọn được đối tác phù hợp, doanh nghiệp nên xem xét kỹ các yếu tố sau:
- Kinh nghiệm
- Chuyên môn
- Hiểu biết về ngành
- Khả năng tùy chỉnh
- Dịch vụ hậu mãi
- Khả năng tối ưu hóa chi phí
Khám phá ngay: 4 Shopify Plus agency tốt nhất tại Việt Nam
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến từ các khách hàng đã từng hợp tác với đối tác đó để hiểu rõ hơn về chất lượng dịch vụ và khả năng giải quyết vấn đề.
Bước 2: Lập kế hoạch chuyển đổi chi tiết
Doanh nghiệp và đối tác phát triển cần làm rõ mục tiêu kinh doanh, xác định tính năng cần thiết, dữ liệu cần chuyển đổi và lên lịch trình triển khai cụ thể dựa trên mục tiêu kinh doanh.
Xây dựng bản kế hoạch chi tiết là điều tối quan trọng. Bản kế hoạch này sẽ bao gồm:
- Xác định mục tiêu cụ thể: Ngoài việc tăng doanh thu, doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu như cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, hoặc mở rộng thị trường.
- Phân tích dữ liệu hiện có: Đánh giá toàn diện dữ liệu của cửa hàng hiện tại để xác định những gì cần giữ nguyên, những gì cần thay đổi và những gì cần bổ sung.
- Lựa chọn tính năng phù hợp: Dựa trên mục tiêu kinh doanh và phân tích dữ liệu, doanh nghiệp và đối tác sẽ cùng nhau lựa chọn những tính năng cần thiết trên Shopify Plus, bao gồm các ứng dụng và tích hợp.
- Lập danh sách dữ liệu cần chuyển đổi: Xác định rõ các loại dữ liệu cần chuyển đổi như sản phẩm, khách hàng, đơn hàng, nội dung,…
Ngoài ra, doanh nghiệp nên thực hiện sao lưu dữ liệu thường xuyên và kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu sau khi chuyển đổi. Bên cạnh đó, việc cập nhật dữ liệu liên tục cũng rất quan trọng để đảm bảo cửa hàng luôn hiển thị thông tin chính xác và cập nhật mới nhất.
Bước 3: Triển khai việc nâng cấp lên Shopify Plus
Sau khi hoàn tất việc đánh giá và lập kế hoạch, tiến hành nâng cấp lên Shopify Plus. Đối tác phát triển sẽ thực hiện thiết lập, cấu hình các tính năng mới, chuyển đổi dữ liệu từ nền tảng cũ sang nền tảng mới và kiểm tra tính tương thích để đảm bảo website vận hành trơn tru.
Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp nên làm việc chặt chẽ với đối tác phát triển để đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng theo kế hoạch. Việc thường xuyên kiểm tra và cập nhật tiến độ là rất quan trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị một kế hoạch dự phòng để ứng phó với các tình huống không mong muốn.
Bước 4: Kiểm tra và điều chỉnh
Sau khi triển khai Shopify Plus, bạn cần tiến hành kiểm tra và điều chỉnh website để đảm bảo mọi tính năng và chức năng hoạt động đúng cách. Đội ngũ QA/QC của đối tác phát triển sẽ kết hợp với doanh nghiệp để kiểm tra chất lượng của trải nghiệm trang web như người dùng cuối thật sự và sẽ chỉnh sửa lại nếu phát sinh lỗi.
Giai đoạn kiểm tra và điều chỉnh thường bao gồm các hoạt động sau:
- Kiểm tra chức năng: Kiểm tra kỹ lưỡng từng tính năng của trang web, từ việc thêm sản phẩm, quản lý đơn hàng, đến các tính năng tùy chỉnh.
- Kiểm tra giao diện: Đảm bảo giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng và phù hợp với thiết kế ban đầu.
- Kiểm tra hiệu năng: Đo lường tốc độ tải trang, thời gian phản hồi của các tính năng và đảm bảo trang web hoạt động mượt mà trên các thiết bị khác nhau.
- Kiểm tra SEO: Kiểm tra các yếu tố SEO để đảm bảo trang web được các công cụ tìm kiếm index đúng cách.
- Kiểm tra tính bảo mật: Đảm bảo trang web được bảo vệ an toàn trước các cuộc tấn công.
- Kiểm tra trên các trình duyệt: Kiểm tra trải nghiệm người dùng trên các trình duyệt khác nhau như Chrome, Firefox, Safari.
- Kiểm tra trên các thiết bị: Kiểm tra trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động, máy tính bảng.
Bước 5: Ra mắt cửa hàng
Sau quá trình kiểm thử kỹ lưỡng, cửa hàng thương mại điện tử được xây dựng trên nền tảng Shopify Plus đã sẵn sàng ra mắt.
Giai đoạn ra mắt là một cột mốc quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Các hoạt động cần thực hiện bao gồm:
- Lên kế hoạch ra mắt: Xây dựng một kế hoạch ra mắt chi tiết, bao gồm các hoạt động trước, trong và sau khi ra mắt.
- Theo dõi và phân tích: Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu quả của các chiến dịch marketing và hiệu suất của website.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng: Đảm bảo đội ngũ chăm sóc khách hàng sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua sắm.
Câu hỏi thường gặp
1. Những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình nâng cấp và cách khắc phục?
Đó có thể là việc mất dữ liệu, lỗi kỹ thuật hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh. Để giảm thiểu rủi ro, hãy sao lưu dữ liệu, làm việc với nhà cung cấp dịch vụ uy tín và có kế hoạch dự phòng.
2. Làm thế nào để đảm bảo tốc độ tải trang nhanh và trải nghiệm người dùng tốt trên Shopify Plus?
Bạn nên tối ưu hóa hình ảnh, giảm thiểu mã không cần thiết, sử dụng CDN và chọn theme phù hợp.
3. Shopify Scripts là gì và làm thế nào để sử dụng nó để tự động hóa các quy trình kinh doanh?
Shopify Scripts là một công cụ cho phép bạn viết mã để tùy chỉnh và tự động hóa các quy trình trong cửa hàng, ví dụ: tính toán giá sản phẩm động, tạo phiếu giảm giá tự động, tùy chỉnh trải nghiệm thanh toán.
4. Thời gian trung bình để hoàn thành quá trình nâng cấp lên Shopify Plus là bao lâu?
Thông thường, thời gian để hoàn thành quá trình nâng cấp lên Shopify Plus có thể dao động từ 2-4 tuần cho đến vài tháng. Tuy nhiên, thời gian cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm số lượng sản phẩm, số lượng danh mục, số lượng ứng dụng tích hợp,…
Lời kết
Việc nâng cấp lên Shopify Plus là một quyết định thông minh để đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, quá trình nâng cấp có thể gặp phải những thách thức nhất định. Nếu bạn cần hỗ trợ trong việc di chuyển dữ liệu, thiết kế giao diện, hoặc tối ưu hóa hiệu suất cửa hàng, Mageplaza - đối tác chính thức của Shopify, luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Với kinh nghiệm dày dặn và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những giải pháp toàn diện và hiệu quả nhất.
& Maintenance Services
Make sure your store is not only in good shape but also thriving with a professional team yet at an affordable price.
Get StartedNew Posts
November 2024
Top 10 Shopify ERP Solutions to Improve Operation Efficiency
Set Up Subscriptions On Shopify In 3 Minutes
Stay in the know
Get special offers on the latest news from Mageplaza.
Earn $10 in reward now!